Banner 1

Thay vì hỏi "Có xe đưa đón không?"

Ngày đăng 08/02/2018

Thay vì hỏi "Có xe đưa đón không?", ứng viên nên hỏi "Nhân viên mới được đào tạo ra sao?" để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngày 23/10, vấn đề sinh viên ra trường không có việc làm đã làm nóng hội thảo khoa học quốc tế “Tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường lao động cho thanh niên và sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp” tổ chức ở Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương (Hà Nội).

nhung-ly-do-khien-ung-vien-mat-diem-khi-phong-van-tuyen-dung

Khách mời thảo luận về giải pháp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên. Ảnh: Dương Tâm

Thống kê đến đầu năm 2017, Việt Nam có khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp. Lý giải nguyên nhân, ông Fernando Pellicer Brumos, đại diện một doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, chia sẻ ứng viên khá bị động trong việc tìm hiểu thông tin về công ty cũng như vị trí công việc thực sự sẽ diễn ra thế nào và tương lai của họ trong công ty ra sao. 

Vị này kể trong các cuộc phỏng vấn, thường nhận được câu hỏi như sau: Làm có xa không? Có xe đưa đón không? Có phải nói tiếng Anh không? Ngày làm mấy tiếng? Mặc dù đồng ý có thể hỏi các câu này, ông Fernando cho rằng ứng viên không nên coi đó là câu hỏi trọng tâm trong quá trình phỏng vấn. 

Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn có được đội ngũ nhân lực bền vững, có thể cống hiến tài năng và phát triển sự nghiệp chung với công ty. Theo ông Fernando, những câu hỏi như Đối tượng làm việc chính của em là ai? Nhân viên mới sẽ được đào tạo ra sao? Lộ trình phát triển nhân viên mới trong năm đầu tiên là gì? có thể giúp ứng viên hiểu hơn về công việc và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Đặng Văn Nam, cựu sinh viên ngành Thiết kế đồ họa của Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, đã tìm được công việc phù hợp với ngành học ngay sau khi ra trường năm 2016. Sau một năm, anh được giao trách nhiệm tuyển dụng nhân sự thiết kế cho công ty.

Anh Nam khẳng định sinh viên ra trường thường thiếu kỹ năng nghề nghiệp, thiếu kinh nghiệm thực tế. Điều này một phần xuất phát từ việc học quá tràn lan, không có định hướng rõ ràng ngay từ đầu. "Nếu theo hướng đồ họa 2D, cụ thể hơn là theo mảng Logo - Thương hiệu, bạn phải xác định ngay từ khi bắt đầu vào chuyên ngành để có đủ thời gian tìm hiểu về nó, tránh tình trạng đi làm vẫn không biết màu nào nên dùng, quy chuẩn logo như nào...", anh Nam lấy ví dụ.

nhung-ly-do-khien-ung-vien-mat-diem-khi-phong-van-tuyen-dung-1

Sinh viên cần rèn tác phong chuyên nghiệp trước khi ra trường để ghi điểm trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Ảnh minh họa: Đắc Đức

Với kinh nghiệm của người từng đi xin việc và của một nhà tuyển dụng, anh Nam nhấn mạnh mọi sinh viên khi giao tiếp với nhà tuyển dụng qua email, điện thoại hay gặp trực tiếp đều cần thể hiện tác phong chuyên nghiệp. 

Chỉ ra thực tế nhiều ứng viên gửi mail xin việc chỉ đề đúng chủ đề mail và một loạt tệp đính kèm, gây cảm giác khó chịu và thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng, anh Nam khuyên sinh viên nên rèn luyện những điều nhỏ nhất như viết mail ngay khi còn học đại học.

Đối với hình thức trao đổi qua điện thoại hay nói chuyện trực tiếp với nhà tuyển dụng, các ứng viên cần chú ý chào hỏi trước khi bắt đầu vào nội dung chính. Khi đã đi vào nội dung thì phải đi thẳng vấn đề, mục đích, thể hiện hết khả năng và kết thúc bằng một lời chúc hay lời cảm ơn. 

"Nhà tuyển dụng không bắt bạn phải làm như vậy nhưng cách làm đó sẽ giúp bạn ghi điểm. Việc thiếu tôn trọng người khác, thiếu tự tin khi giao tiếp sẽ khiến bạn mờ nhạt và khó có cơ hội được lựa chọn", anh Nam khẳng định.

Giai đoạn thử việc là cơ hội để ứng viên thể hiện bản thân rõ rệt nhất. Chính vì vậy, nhiều bạn có xu hướng giấu dốt hoặc nói dối với hy vọng vừa lòng cấp trên. Nhưng theo anh Nam, đó là sai lầm. Khi không biết chính xác năng lực thực sự của bạn, công ty sẽ giao những việc không phù hợp và rất có thể bạn sẽ không hoàn thành được chỉ tiêu đề ra.

Cũng trong giai đoạn này, mỗi ứng viên cần thể hiện được đức tính cần cù, chăm học hỏi; tránh thái độ quá tự tin, luôn nghĩ mình đúng mà bỏ qua ý kiến của người khác. Ngược lại, ứng viên cũng không nên quá sợ hãi mà gạt bỏ quan điểm của bản thân để ủng hộ ý kiến không hợp lý của người khác. Việc tham gia đóng góp ý kiến cũng là cách gây ấn tượng.

Thong ke
Customer 6

Bắc Ninh có rất nhiều công ty tuyển dụng nhưng tôi đã chọn vì được bạn bè giới thiệu. Được...

Customer 5

Bắc Ninh có rất nhiều công ty tuyển dụng nhưng tôi đã chọn vì được bạn bè giới thiệu. Được...

Customer 4

Bắc Ninh có rất nhiều công ty tuyển dụng nhưng tôi đã chọn vì được bạn bè giới thiệu. Được...

Customer 3

Bắc Ninh có rất nhiều công ty tuyển dụng nhưng tôi đã chọn vì được bạn bè giới thiệu. Được...