Câu hỏi phỏng vấn vị trí Nhân sự?
Nhân viên nhân sự là một trong những vị trí quan trọng hàng đầu đối với một doanh nghiệp. Và trong nhiều năm gần đây, nghề nhân sự cũng đang trở thành một trong những nghề hot được rất nhiều người theo đuổi. Tuy nhiên thì không phải ai cũng có thể làm tốt được công việc này. Và ngay cả những người có thể làm tốt thì vẫn chưa chắc đã có thể lọt được vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng khó tính. Phạm vi bài viết hôm nay sẽ bàn về các vấn đề thường gặp trong một cuộc phỏng vấn nhân viên nhân sự để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về công việc này.
Nghề nhân sự đôi khi cũng phải đi đầu trong doanh nghiệp
Nhà tuyển dụng mong muốn gì ở ứng viên?
Nhân sự là một nghề khó và nhân viên nhân sự đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công chung của doanh nghiệp bởi họ là người đứng giữa dung hòa lợi ích và xác lập mối quan hệ bền chặt giữa nhân viên và ban lãnh đạo. Chính vì vậy mà nhà tuyển dụng không chỉ mong muốn ứng viên của mình có được những kiến thức căn bản về nghề mà còn mong muốn họ có những tố chất cần thiết của một nhân viên nhân sự, chẳng hạn như sự tận tụy, tinh tế, và chín chắn,… Vậy chính xác thì nhà tuyển dụng mong muốn gì ở ứng viên?
Thứ nhất, sự tận tụy
Đây được coi là tố chất quan trọng đầu tiên. Một người làm nhân sự cần phải tận tụy với nghề, với công việc của công ty và tận tụy với cả người lao động. Có như thế, họ mới không bao giờ có lý do lơ là công việc, cũng như biết rõ mình cần làm gì để quan tâm hơn đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân viên trong công ty.
Thứ hai, biết lắng nghe
Lắng nghe là một kỹ năng hàng đầu của người làm nhân sự. Điều đó cho thấy bạn luôn luôn quan tâm đến tất cả mọi người và có thiện ý giúp họ giải quyết vấn đề của mình. Sự lắng nghe thể hiện ở việc bạn luôn nhìn thẳng vào người đối diện, có sự tương tác với họ trong câu chuyện và quan trọng là không bao giờ ngắt lời. Chẳng hạn như khi có một nhân viên nào muốn nói chuyện với bạn vì bất cứ vấn đề gì thì điều đầu tiên là bạn cần gạt hết mọi việc dang dở để trò chuyện và lắng nghe họ. Nếu người đó có những bức xúc về chế độ của công ty, bạn hãy phân tích, điều gì chưa hợp lý thì hãy làm cho họ hiểu bằng cả sự cảm thông, còn điều gì hợp lý thì bạn cần tiếp thu để trình bày với ban lãnh đạo công ty để có cách giải quyết xác đáng. Có như vậy bạn mới có thể ổn định được tâm lý của người lao động, dung hòa được quyền lợi giữa họ với công ty và nhận được sự trân trọng và thán phục.
Luôn lắng nghe, chia sẻ, ghi nhận thậm chí là đấu tranh
Thứ ba, khả năng đánh giá và phát triển khả năng của nhân viên
Nhân sự, hay còn được hiểu là yếu tố con người. Một người làm nhân sự cần biết cách đánh giá và phát triển khả năng của từng nhân viên trong công ty. Là một người theo dõi và quan sát tỉ mỉ thì bạn có thể biết được điểm mạnh và điểm yếu của từng người, từ đó đề xuất các giải pháp đào tạo và phát huy khả năng riêng có của họ. Điều này là hết sức quan trọng, có thể nói là “một mũi tên trúng hai đích”, một đích là làm cho người lao động cảm thấy họ được trọng dụng và năng lực của họ được đánh giá một cách xứng đáng; đích thứ hai là gia tăng năng suất lao động của nhân viên để đem lại lợi ích chung cho công ty. Làm được điều đó, bạn mới chính là một người làm nhân sự thực thụ.
Thứ tư, biết nghề
Nhân sự là một nghề vì thế mà ứng viên đương nhiên phải là người hiểu biết về nghề và công việc mà mình định xin, tùy theo vị trí mà bạn cần phải biết. Bạn có thể phải hiểu các nghiệp vụ từ xây dựng mô hình tổ chức, định biên nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá lao động, khen thưởng, kỷ luật, lương, chính sách, bảo hiểm xã hội, hay cả các thủ tục về thanh lý và chấm dứt hợp đồng lao động, cao hơn là KPI trong quản trị nhân sự, xây dựng hệ thống văn bản quy chế, quy định, quy trình trong nghề… bạn có thể chọn mảng nghiệp vụ chuyên sâu để thử sức, hoặc hiểu hết các nghiệp vụ nếu bạn muốn làm trưởng phòng.
Đã là làm nghề thì bạn đương nhiên phải thạo nghiệp vụ của mình
Thứ năm, hiểu Luật lao động
Doanh nghiệp ở Việt Nam thường là vi phạm luật lao động một phần là do không biết, một phần là do cố tình vi phạm, tuy nhiên đã là chủ doanh nghiệp, người điều hành thì không ai muốn vi phạm, nên bạn cần phải có hiểu biết nhất định, cơ bản để có thể tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo trong lĩnh vực này. Vì thế trong thời gian gần đây những người học Luật làm nhân sự rất nhiều là thế.
Thứ sáu, một số kỹ năng mềm khác
Ngoài những tố chất quan trọng hàng đầu được nêu ra trên đây thì nhà tuyển dụng có thể đòi hỏi nhiều thứ hơn nữa ở những ứng viên vị trí nhân viên nhân sự của mình, trong đó phải kể đến là các kỹ năng cần thiết trong công việc như kỹ năng giao tiếp tốt (bao gồm cả kỹ năng lắng nghe), kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thuyết phục – truyền đạt, kỹ năng xử lý tình huống,… Đặc biệt quan trọng là kỹ năng thương thuyết, bởi lẽ trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải sử dụng kỹ năng này rất nhiều, nhất là khi thương lượng mức lương cho nhân viên mới hay thuyết phục cả nhân viên lẫn ban Giám đốc để giải quyết tranh chấp và xung đột lao động,…
Giống như chơi cờ, nhiều người biết nhưng lại ít người giỏi
Những câu hỏi thường gặp phải
Ngoài những câu hỏi chung, như những vị trí chức danh khác thì khi phỏng vấn vị trí nhân sự bạn có thể phải đối diện với câu hỏi phổ biến sau:
- Bạn có biết nghề nhân sự là làm những việc gì không?
- Bạn có biết tố chất nào cho một người làm nhân sự?
- Tuyển dụng gồm những kênh nào?
- Hãy kể và đánh giá một vài trang tuyển dụng phổ biến?
- Những vấn đề nào quyết định một người lao động đến, làm việc, cống hiến với doanh nghiệp?
- Có những mô hình đào tạo nào trong doanh nghiệp?
- Năng suất lao động là gì, tính thế nào?
- Bạn thường dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá một người lao động?
- Bạn hiểu thế nào là hình thức trả lương HAY hay 3P?
- Nội quy lao động gồm những nội dung chính gì?
- Kỷ luật lao động phải trải qua những bước nào?
- Để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bạn cần làm thế nào?
- Bản chất của KPI là gì? Một số KPI chính trong quản trị nhân sự?
- Người lao động phải hoàn tất các thủ tục gì trước khi chấm dứt hợp đồng?
- Những câu hỏi tình huống xung đột, tranh cãi, lưa chọn, loại bỏ nhân sự, và bạn phải đưa là cách hành xử khi làm nhân sự? Tùy theo mảng nghiệp vụ mà bạn sẽ hỏi sâu hơn, chi tiết hơn, nhưng câu hỏi bên trên.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể nhận thấy mình đã thực sự phù hợp để làm một nhân viên nhân sự hay chưa, và nếu chưa thì bạn cần trau dồi thêm những gì. Mặt khác, cũng qua bài viết này, hy vọng những ứng viên đang tìm kiếm công việc ở vị trí nhân viên nhân sự sẽ có được cái nhìn tổng quan để có thể chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn của mình.
Đọc thêm bài Phỏng vấn hỏi gì?, Hỏi gì khi phỏng vấn kế toán, hoặc tham thảo danh mục Phỏng vấn để có cái nhìn toàn diện và có thể giúp bạn thành công.
Bắc Ninh có rất nhiều công ty tuyển dụng nhưng tôi đã chọn vì được bạn bè giới thiệu. Được...
Bắc Ninh có rất nhiều công ty tuyển dụng nhưng tôi đã chọn vì được bạn bè giới thiệu. Được...
Bắc Ninh có rất nhiều công ty tuyển dụng nhưng tôi đã chọn vì được bạn bè giới thiệu. Được...
Bắc Ninh có rất nhiều công ty tuyển dụng nhưng tôi đã chọn vì được bạn bè giới thiệu. Được...